Những cách làm bánh đúc lạ lẫm mà thơm ngon

Bánh đúc là món ăn dân giã của người Việt Nam từ muôn đời nay. Mùa hè nóng nực, một bát bánh đúc sẽ khiến gia đình vừa được giải nhiệt và ăn hoài không ngán, sảng khoái tinh thần. Trước đây, bánh đúc đúc chỉ làm từ bột gạo và lạc thì nay bánh đúc được chị em sáng tạo thêm bằng nhiều loại nhân thịt cũng vô cùng thơm ngon. Chỉ đơn giản thế thôi, nhưng khi ăn miếng bánh đúc lạc chấm tương sẽ cảm nhận được sự hài hòa thật tuyệt vời giữa vị mượt mà, mềm dẻo nhưng vẫn giữ được độ giòn đặc biệt của món bánh đúc hòa quyện với vị béo, bùi bùi của lạc. Cùng Yêu bếp nghiện nhà tham khảo một số cách làm truyền thống và hiện đại dưới đây để thực hành cho gia đình mình nhé .

Cách làm bánh đúc truyền thống

Nguyên liệu:

Bột gạo tẻ ngon: 500gr
Nước vôi trong: 1.8–2 lít
Lạc nhân: 200gr
Dầu ăn, muối bột canh, đường trắng
Tương bần nên chọn loại vôi củ đã được tôi ít nhất một năm để nước vôi khi gạn được trong nhất và không có vị chát, như vậy bánh đúc sẽ thơm ngon, dẻo bùi hơn.

Cách thực hiện

Bước 1:

  • Lấy lạc nhân ngâm vào nước sạch khoảng 6 tiếng cho nở, rồi đem luộc lạc cho chín rồi vớt ra rổ thưa để ráo nước. Có thể bỏ vỏ hoặc để vỏ tùy sở thích.
  • Cho 500gr bột gạo tẻ vào 2l nước vôi trong rồi khuấy đều cho bột tan hòa đều cùng với nước. Tiếp đó cho thêm 1/2 thìa cafe muối vào và tiếp tục khuấy cho tan muối. Sau đó cho hỗn hợp nước vôi, bột vào tủ lạnh ngâm khoảng 2 tiếng cho bột nở rồi bỏ ra ngoài.

Bước 2:

  • Cho hỗn hợp bột gạo đã nở vào nồi đun sôi, vừa đun vừa dùng đũa khuấy đều tay để tránh bột bị vón cục và lắng ở đáy nồi. Khuấy đều tay theo một chiều, như vậy bột sẽ tan đều và bánh đúc sẽ dẻo thơm và mềm mịn hơn.
  • Khi hỗn hợp bột bắt đầu thấy sền sệt thì vặn lửa nhỏ lại và cho 3 thìa dầu ăn vào trộn đều. Đậy vung lại và đun khoảng 15 phút thì mở vung ra dùng đũa khuấy đều một lần nữa rồi tiếp tục đun như vậy đến khi nào bột gạo quánh đặc lại là được.
  • Cho lạc đã luộc chín vào hỗn hợp bột gạo đang đun rồi vặn lửa to vừa, đun thêm khoảng 5-7 phút nữa thì tắt bếp.
  • Cuối cùng đổ bánh đúc đã được ra khuôn. Hoặc nếu không có khuôn làm bánh thì có thể cho ra các đĩa sâu lòng rồi đợi bánh nguội cắt thành những miếng vừa ăn.
  • Bánh đúc có vị giòn, mát, mịn, là một món quà quê thể hiện phong vị ẩm thực thanh tao, bình dị, dân dã mang đậm hồn quê Việt. Bánh đúc lạc khi ăn chấm cùng tương bần thì không còn gì hợp hơn nữa. Đặc biệt là phần cháy bánh đúc còn lại ở nồi các bạn đừng bỏ đi mà hãy giữ lại ăn thử nhé, đảm bảo ngon không kém gì đâu.

Cách làm bánh đúc mặn khoai môn cốt dừa

Cách làm phần bánh đúc

Nguyên liệu
1/2 củ khoai môn gọt vỏ, cắt miếng vừa đem hấp chín (đem luộc cho lẹ)
180g bột gạo tẻ (loại mua ở chợ nó có vón cục)
20g bột năng
400g nước cốt dừa
200g nước
1 xíu muối

Các bước thực hiện :

Khoai môn luộc hay hấp, đem dằm lúc nóng cho nát để nguội.
Bột gạo, bột năng, nước cốt dừa, nước, muối trộn rồi rây cho mịn.
Sau đó dùng bỏ tất cả hỗn hợp bột và khoai môn vào máy xay sinh tố xay mịn đem hấp với lửa vừa. Dùng đầu dao thái lan xăm bột ko dính là bánh chín.
Cách làm phần nhân thịt
300g thịt xay
30g nấm mèo ngâm nở rửa sạch thái hạt lựu
100g củ sắn (hay còn gọi là củ đậu) xắt hạt lựu
1 ít bột nêm
Đem xào cho chín
Cách làm nước mắm
1 muỗng cơm nước mắm
1-> 1,5 muỗng cơm đường
5 muỗng cơm nước lọc
1/2->1 muỗng cơm cốt chanh
Phần này tuỳ khẩu vị mà các bạn tự thêm giảm.

Cách làm bánh đúc nóng

Nguyên liệu :
Bột gạo 160 gr
Thịt băm 150 gr
Hành tím băm 15 gr
Nấm hương 15gr
Nấm mèo 15 gr
Muối 1/4 muỗng cà phê
Tiêu 1/4 muỗng cà phê
Hạt nêm 1/2 muỗng cà phê
Đường trắng 60g
Nước mắm 40 ml
Ớt băm 10 gr
Tỏi băm 25g
Bột năng 100g
Bột nếp 40 gr
Dầu ăn 20 ml

Cách thực hiện :
Bước 1:
Phi thơm 15gr hành tím băm, 15gr tỏi băm trong 2 muỗng canh dầu ăn. Sau đó cho 150gr thịt băm vào xào chung với 15gr nấm hương, 15gr nấm mèo đã ngâm mềm, cắt nhỏ. Nêm thịt với 1/4 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê tiêu.
Cách làm bánh đúc nóng nhân thịt ngon: Thay vì xào rồi mới cho gia vị vào. Bạn có thể ướp thịt, nấm hương, nấm mèo cùng lượng gia vị như trên cùng ít dầu ăn. Chờ khoảng 5 – 7 phút cho thấm vị rồi mới cho vào xào chung với hành tím và tỏi băm.

Bước 2:
Cách pha nước mắm ăn bánh đúc nóng: Rót 400ml nước sôi vào tô, thêm 60gr đường và 40ml nước mắm khuấy cho tan rồi để nguội, thêm vào 10gr tỏi băm và 10gr ớt băm.
Cho thêm ít nước cốt chanh nếu thích. Bạn có thể dùng nước ấm hay nước nguội để pha mắm ăn bánh đúc nóng cũng được nhé! Miễn bạn khuấy tan đường là được. Dùng nước sôi chỉ để đường tan nhanh, không bị lợn cợn thôi.

Bước 3
Cách làm bánh đúc nóng mềm, khéo: Trộn 160gr bột gạo, 100gr bột năng, 40gr bột nếp với 1,4 lít nước cho hòa quyện rồi mới bắc lên bếp. Liên tục đảo đều với lửa nhỏ đến khi bột bánh đúc sánh, đặc thì cho 20ml dầu ăn vào. Khi thấy bột bánh đúc trở trong thì tắt bếp.
Bột đạt yêu cầu là khi không quá mềm hay quá đặc. Ấn nhẹ vào bột bánh đúc thấy có độ đàn hồi, mềm mại nhưng không bở, vỡ ra là được.

Bước 4:
Múc bánh đúc nóng ra chén. Cho thịt băm xào lên trên, rắc ít hành phi, trang trí vài cọng ngò rồi cho nước mắm vào ăn cùng. Từ nay, với cách làm bánh đúc nóng dễ dàng này, mỗi khi thèm bạn chỉ cần xắn tay vào bếp ít phút thôi là đã có thể thưởng thức ngay món bánh đúc thịt bằm siêu hấp dẫn rồi nhé!

Trên đây là một số cách làm bánh đúc truyền thống và bánh đúc kiểu mới mà bạn đọc có thể dễ dàng thực hiện tại gia đình mình. Chúc bạn đọc ngon miệng thành công .

About The Author


Leo Nguyễn

Ở vai trò là một giảng viên ẩm thực anh luôn dạy và truyền cảm hứng cho học trò tạo ra những món ăn ngon, những kĩ năng nấu nướng tuyệt vời. Và chàng đầu bếp này luôn dành 1 sự ưu ái đặc biệt đến các chị em nội trợ qua các khóa học nấu ăn và các chương trình ẩm thực trên truyền hình.

Leave a Comment