Bánh trung thu thành phần chính là bột mì, lòng đỏ trứng, dầu thực vật kết hợp cùng đậu xanh, đậu đỏ, thập cẩm, hạt sen, và trứng muối. Để làm ra thành phẩm đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, công phu. Hãy cùng tham khảo công thức làm bánh trung thu dưới đây và bắt tay vào làm nhé!

Cách làm bánh nướng

Phần nước đường bánh nướng

Chú ý : (Nước đường nên nấu càng sớm càng tốt, thậm chí, năm nay nấu cho năm sau.).
Nước đường cần nấu trước ít nhất là 1 tháng, thông thường thì nên nấu trước 3 tháng, và nếu có điều kiện thì nên nấu trước 1 năm, bánh sẽ lên màu đẹp và vỏ bánh cũng ngon hơn. Nước đường nấu chuẩn để 1 năm cũng không lại đường, lúc mới nấu nước vàng nhẹ, càng để lâu màu cánh gián, trong rất đẹp.

Nguyên liệu
(A)
1kg đường
600ml nước nóng
2 lát chanh
(B)
200gr đường
50ml nước

Thực hiện

  • Cho nguyên liệu (B) vào nồi nhỏ, bắc lên bếp đun lửa trung bình
  • Trong một nồi khác, đun sôi 600ml nước
  • Trong quá trình đun đường caramel, các bạn chú ý TUYỆT ĐỐI KHÔNG KHUẤY nhé, chỉ cầm vào 2 quai nồi, lắc qua lắc lại thôi nhé, nếu ko sẽ bị hiện tượng lại đường.
  • Khi đường chuyển qua màu caramel đậm thì đổ 600ml nước sôi vào nồi caramel ( chú ý không bỏng nhé, vì lúc này hơi nước bốc lên rất mạnh và có thể bắn nước ra ngoài nữa), cho thêm 1kg đường và 2 lát chanh vào. Khi sôi, vặn nhỏ lửa và đun khoảng 45~60 phút, tới khi nước sánh lại
  • Khi nguội, cho vào chai, để dành tới khi cần dùng.

Phần trứng muối

Nguyên liệu
Trứng vịt tươi: 50 quả
Muối hạt: 1 kg
Nước lã: 3 lít
Đường: 30g
Rượu trắng ngon: 60ml (hoặc 1 thìa canh to)
Hoa hồi, quế chi, thảo quả: Mỗi thứ vài nhánh/quả

Thực hiện 

  • Trứng vịt rửa sạch, để khô nước hoàn toàn. Xếp trứng vào lọ sạch.
  • Hoà muối, đường với nước, khuấy cho tan bớt muối.
  • Bắc lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy cho tan hết đường.
  • Cho hoa hồi, quế chi, thảo quả vào đun cùng, khi nước sôi vặn nhỏ lửa, đun liu riu, hớt bỏ bọt. Tắt bếp, để nguội hoàn toàn.
  • Cho rượu vào khuấy đều.
  • Đổ nước muối đã đun sôi để nguội vào lọ đã xếp trứng, chèn vỉ nan để trứng luôn ngập nước. Cất lọ trứng vào chỗ mát.
  • Trứng muối có thể lấy ra dùng khi đã ngâm ít nhất 3 tuần. Thông thường để ngâm 1 tháng là vừa ngon.
  • Trứng sau khi chín, các bạn đập ra, bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ ngâm rượu trắng + gừng khoảng 10 phút.
  • Sau đó cho vào nướng ở 100-125*C khoảng 20′. Trứng nướng sẽ giữ được màu đẹp hơn hấp. Để nguội cất ngăn đông xài dần nha. Các bạn có thể làm trước để trữ chứ vào mùa là không kịp để muối đâu.

Phần vỏ bánh

Nguyên liệu:( cho 20 bánh 63-65gr)
200gr nước đường làm bánh nướng từ ct trên
1tsp nước tro tàu
1/4 tsp baking soda
65gr peanut oil (cooking oil cũng ok)
320gr bột mỳ Hoa Ngọc Lan

Thực hiện 

  • Trộn lẫn nước đường, nước tro tàu, baking soda và dầu ăn vào một tô nhỏ. Để nghỉ 4 tiếng.
  • Trộn đều hỗn hợp nước đường và bột cho trộn đều, tới khi bột mịn mặt là được, không nên trộn lâu, dễ bị dai bột.Bọc kín miệng bowl bột, để bột nghỉ 30 phút.
  • Chia bột thành các viên nhỏ, theo kích cỡ của khuôn. ( với bánh nướng thì tỷ lệ là 2 phần nhân ( đã bao gồm cả trứng) : 1 phần vỏ)
  • Ấn dẹt bột ra, cho nhân vào giữa ( nhân đã có trứng – nếu bạn thk trứng muối, ko có cũng ko sao ), vê bột lên sao cho bột phủ kín nhân, nhớ nắm chặt để trứng muối, nhân và vỏ ôm chặt nhau .

Lưu ý : vỏ bánh phải phủ kín nhân, không được để hở.
Phủ bột áo ra ngoài viên bột, cho viên bột vào khuôn, ấn mạnh để tạo hoa văn rõ nét.

Cách nướng bánh trung thu

Chuẩn bị hỗn hợp quét mặt bánh

  • 1 lòng đỏ trứng; 1 muỗng cà phê dầu ăn; 1/2 muỗng cà phê nước màu. Đánh tan hỗn hợp này và lọc lại qua rây.
  • Làm nóng lò ở 200C trong 10′. Cho bánh vào lò ở 200C, nướng từ 10′ thì bỏ ra rack, cho nguội xíu rồi quết trứng. Khoảng 10′ sau thì cho bánh vào lò, nướng tiếp 8′ nữa, để nguội khoảng 5′ thì quết trứng. Sau đó cho vào nướng thêm 5′ là ok.
  • Cho bánh ra rack cho đến khi nguội thì đóng bao kín, kèm túi chống ẩm. Bánh ăn ngon nhất là sau 3-5 ngày. Bánh để được 5-7 ngoài ở nhiệt độ phòng. Muốn để lâu hơn bạn nên cho vào tủ lạnh. Bỏ ra ngoài 30-40′ trước khi ăn cho bánh mềm

Các lưu ý khi làm bánh

  • Luôn dùng găng tay khi chạm vào bánh vì khi bánh chín bạn sờ bằng tay không dễ tạo thành hơi tay làm bánh nhanh bị mốc do không có chất bảo quản.
  • Việc làm vỏ bánh và nhân đúng chuẩn sẽ cực kì dễ tạo hình bánh và thành phẩm làm ra không bị nứt hay phình hoặc mất hoa văn. Nếu bạn làm chuẩn theo đúng công thức là khi mình ấn dẹt vỏ ra, bột đạt chuẩn là mình cứ miết vỏ ra cũng đủ bao kín nhân và vỏ phải ôm kín nhân nha. Mình chưa dùng tăm để xì bánh bao giờ nên hôm trước thấy mọi người chia sẻ thì hơi ngạc nhiên, tuy nhiên nếu các bạn thấy okie thì cứ xài nha.
  • Công đoạn quết trứng tuy đơn giản nhưng lại khá quan trọng bởi là bước cuối, nếu bánh bạn làm đạt mà không biết quét trứng cũng làm hỏng cả cái bánh. Nhớ luôn luôn phải lọc qua rây, quết trứng theo kiểu thấm theo các hoa văn í nhé, sẽ làm bánh bóng, lên màu đẹp và hoa văn sắc nét.
  • Nhớ cho đầy đủ thành phần công thức nhé, vì mỗi thứ đều có tác dụng đấy, không phải tự dưng người Hoa người ta xài những vật liệu đó đâu.

Cách thưởng thức bánh trung thu với các thực phẩm đi kèm làm dậy nên hương vị

Rượu vang đỏ: Sự kết hợp giữa phương Tây và phương Đông đôi khi lại tạo nên một điều vô cùng thú vị và đặc biệt. Trong rượu vang có nhiều vitamin,khoáng chất và axit amin nên có thể loại bỏ sự béo ngậy của món bánh này.

Chè xanh:Trà xanh vốn được biết đến như một trong những “thần dược” đối với con người. Còn đối với người Việt Nam từ xưa đến này, mỗi khi ăn bánh trung thu đều không thể thiếu được món nước trà xanh, chát nhưng lại tạo ra một sự kết hợp “không thể tin nổi”. Đó được xem là một hình ảnh đẹp, đi vào lòng người dân từ xưa đến nay.

Trái cây: Trái cây và ăn bánh trung thu cũng sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm vô cùng thú vị. Khi ăn những hoa quả có vị chua như táo, kiwi, cam… với phần bánh nướng, bánh dẻo ngọt lịm thì sẽ giúp giảm độ ngấy và kích thích hệ tiêu hóa, giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể.

Cách bảo quản bánh trung thu tự làm

  • Cách tốt nhất để giữ được các loại bánh Trung thu được thơm ngon dài ngày là bỏ chúng vào ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ trong ngăn này có thể bảo quản bánh từ vài tuần đến một tháng. Bánh sẽ không bị “ra mồ hôi”, mọc nấm, mốc mà vẫn giữ được độ tươi của nhân gần như lúc mới mua hay làm.
  • Bạn có thể bọc bánh vào những chiếc túi bóng và để trong ngăn làm đá. Tuy nhiên, thời gian càng dài thì lớp vỏ ngoài càng cứng, nhân sẽ khô hơn. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy hâm nóng chúng với lò vi sóng hoặc lò nướng trước khi ăn.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, mọi người hãy chọn cho mình cách làm bánh trung thu ngay tại nhà mà Yêu bếp nghiện nhà vừa mách nhé! Chúc bạn đọc thành công.

Leo Nguyễn

Ở vai trò là một giảng viên ẩm thực anh luôn dạy và truyền cảm hứng cho học trò tạo ra những món ăn ngon, những kĩ năng nấu nướng tuyệt vời. Và chàng đầu bếp này luôn dành 1 sự ưu ái đặc biệt đến các chị em nội trợ qua các khóa học nấu ăn và các chương trình ẩm thực trên truyền hình.

Share
Published by
Leo Nguyễn

Recent Posts

Cách làm món thịt bò xào hoa thiên lý, thơm ngon, dễ ăn cho ngày nóng

Thịt bò là loại thịt chứa rất nhiều dinh dưỡng, tốt cho cả người lớn… Read More

5 tháng ago

Những cách rửa rau đơn giản sạch thuốc sâu, an toàn cho gia đình

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của các gia đình… Read More

6 tháng ago

Mách bạn 3 mẹo đơn giản khi luộc trứng để không nứt vỡ mất chất

Khi luộc trứng trong nhiệt độ cao, nước sôi dẫn đến va chạm liên tục… Read More

6 tháng ago

Hướng dẫn làm món Ếch sốt chua ngọt chuẩn vị, ngon bất bại

Cùng Yêu Bếp làm món Ếch sốt chua ngọt chuẩn vị ngay tại nhà với… Read More

6 tháng ago

Cách làm món Ếch tẩm vừng chiên – rán, thơm ngon, giòn rụm đúng cách tại nhà

Nguyên liệu chuẩn bị: Thực đơn cho 4-6 người ănĐùi ếch: 12 cái, Vừng trắng:… Read More

6 tháng ago

Cách làm món súp gà nấm ngô thơm ngon, bất bại tại nhà

Những ngày hè nóng bức, bạn có thể nấu món súp gà nấm ngô thanh… Read More

6 tháng ago